Hội thánh Chính thống Đông phương là gì và niềm tin của Cơ Đốc nhân Chính thống là gì?
Hội thánh Chính thống Đông phương không phải là một Hội thánh đơn lẻ mà là một dòng gồm 13 nhánh, được đặt theo tên của quốc gia mà nó tọa lạc (ví dụ: Hội thánh Chính thống Hy Lạp, Hội thánh Chính thống Nga). Chúng hiệp một với nhau trong sự hiểu biết về thánh lễ, giáo lý, lễ nghi, và tổ chức Hội thánh, nhưng mỗi nhánh tự cai quản việc riêng của mình.
Người lãnh đạo của mỗi Hội thánh Chính thống được gọi là “thượng phụ” hay “tổng giám mục”. Thượng phụ của Constantinople (là thành phố lớn nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, tên gọi bây giờ là Istanbul) được xem là thượng phụ cộng đồng hay thượng phụ chung, là một vị trí tương đương với Đức Giáo hoàng bên Hội thánh Công giáo La Mã. Không giống như Đức Giáo hoàng, là người được biết đến như là VICARIUS FILIUS DEI (người đại diện của Đấng Christ), giám mục của Constantinople được biết đến như là PRIMUS INTER PARES (người có uy quyền nhất hay người có địa vị cao nhất). Ông có địa vị đặc biệt, nhưng không có quyền can thiệp vào 12 cộng đồng Chính thống còn lại.
Hội thánh Chính thống khẳng định mình là một Hội thánh đích thực của Đấng Christ, khi luôn truy nguyên đến nguồn gốc của nó từ thời các sứ đồ đầu tiên thông qua một mắt xích vững chắc của sự kế tục từ các sứ đồ (tông đồ). Những học giả Chính thống tranh cãi về tình trạng thuộc linh của tín đồ Công giáo La Mã và tín đồ Tin Lành, thậm chí một vài người vẫn còn cho rằng họ là những người theo dị giáo. Tuy nhiên, giống như những tín đồ Công giáo và Tin Lành, tín đồ Chính thống cũng thừa nhận giáo lý Ba Ngôi, Kinh thánh là Lời Chúa, Chúa Giê-xu là Con của Đức Chúa Trời, và nhiều giáo lý Kinh thánh khác. Nhưng giáo lý của họ đa phần giống với giáo lý của tín đồ Công giáo La Mã hơn là giáo lý của tín đồ Tin Lành.
Đáng buồn thay, giáo lý về việc xưng công chính bởi đức tin thì hầu như không tồn tại trong lịch sử cũng như trong thần học của Hội thánh Chính thống. Đúng hơn là, quan điểm Chính thống nhấn mạnh theosis (theo nghĩa đen là “thần thánh hóa”), mà theo Cơ Đốc nhân là quá trình ngày càng ngày trở nên giống Chúa càng hơn. Nhiều người theo truyền thống Chính thống đã hiểu sai ý nghĩa của từ “thần thánh hóa”. Nó là sự kết quả không ngừng của sự cứu rỗi, chứ không phải là một yêu cầu cho sự cứu rỗi. Ngoài ra cũng có nhiều sự phân biệt khác của Chính thống mà hoàn toàn tương phản với Kinh thánh như:
Thẩm quyền bình đẳng của truyền thống Hội thánh và Kinh thánh.
Làm cho nhiều người ngã lòng khi giải thích Kinh thánh không theo truyền thống..
Sự đồng trinh suốt đời của Ma-ri
Cầu nguyện cho người đã chết
Làm phép Báp-têm lúc còn thơ ấu mà không đề cập gì đến đức tin và trách nhiệm cá nhân
Có thể nhận được sự cứu rỗi sau khi chết
Có thể bị mất sự cứu rỗi
Mặc dù có nhiều nhà thần học lớn trong quá khứ theo Hội thánh Chính thống Đông phương và mặc dù có nhiều người theo truyền thống Chính thống mà có mối tương giao cứu rỗi thực sự với Chúa Giê-xu Christ, nhưng bản thân Hội thánh Chính thống không trình bày một sứ điệp rõ ràng và tương thích với Phúc Âm Kinh thánh của Chúa Giê-xu. Lời kêu gọi của những Nhà cải cách tôn giáo là “chỉ có một Kinh thánh, một đức tin, một ân điển và một Đấng Christ” thì không được đề cập đến trong Hội thánh Chính thống Đông phương, và đó là một kho báu quá quý giá đến nỗi không thể thiếu được. English
Trở lại trang chủ tiếng Việt
Hội thánh Chính thống Đông phương là gì và niềm tin của Cơ Đốc nhân Chính thống là gì?
ncG1vNJzZmivp6x7qLvTqqyeq6SevK%2B%2FjaipoGeGnrK1e8KhoKegXam1sLrGZpuoppdjtbW5yw%3D%3D