Ân tứ nói tiếng lạ là gì? Có phải ân tứ nói tiếng lạ dành cho ngày nay?
Sự kiện nói tiếng lạ đầu tiên xảy ra vào ngày lễ Ngũ tuần trong Công Vụ 2:1-4. Các sứ đồ đi ra và chia sẻ phúc âm với những đoàn dân đông, nói với họ bằng ngôn ngữ của họ, “Cả người Giu-đa hoặc người mới theo đạo Giu-đa, người Cơ-rết và A-rạp nữa, chúng ta đều nghe họ lấy tiếng chúng ta mà nói những sự cao trọng của Ðức Chúa Trời.” Công Vụ 2:11. Từ ngữ Hi lạp dịch từ “cái lưỡi” có nghĩa là “ngôn ngữ”. Do đó ân tứ của lưỡi là nói tiếng của một người bằng ngôn ngữ mà người đó không biết để truyền đạo cho người biết ngôn ngữ đó. Trong I Cô-rinh-tô 12-14 Phao-lô thảo luận về ân tứ kỳ lạ, ông đã phê bình: “Hỡi anh em, ví bằng tôi đến cùng anh em, nói các thứ tiếng lạ, mà lời nói tôi chẳng tỏ sự kín nhiệm, chẳng có sự thông biết, chẳng có lời tiên tri, chẳng có sự khuyên dạy, thì ích gì đến anh em?” (I Cô-rinh-tô 14:6). Theo sứ đồ Phao-lô, và phù hợp với việc nói tiếng lạ được mô tả trong Công vụ các sứ đồ, thì nói tiếng lạ sẽ có giá trị khi một người nghe sứ điệp của Đức Chúa Trời bằng ngôn ngữ của người ấy, nhưng nó không có ích lợi gì cho người khác trừ khi nó được dịch ra.
Một người có ân tứ thông dịch tiếng lạ (I Cô-rinh-tô 12:30) có thể hiểu người đang nói tiếng lạ nói gì mặc dầu người ấy không hề biết về ngôn ngữ đó. Người thông dịch tiếng lạ truyền đạt thông điệp của người nói tiếng lạ để cho người khác hiểu. “Bởi đó, kẻ nói tiếng lạ, hãy cầu nguyện để được thông giải tiếng ấy” (I Cô-rinh-tô 14:13). Kết luận của Phao-lô về việc không nói tiếng lạ nhưng không có thông dịch rất mạnh mẽ: “ Nhưng thà tôi lấy năm lời bằng trí khôn mình mà rao giảng trong Hội Thánh để được dạy bảo kẻ khác, hơn là lấy một vạn lời bằng tiếng lạ” (I Cô-rinh-tô 14:19).
Có phải ân tứ nói tiếng lạ dành cho ngày nay? I Cô-rinh-tô 13:8 có đề cập việc ân tứ nói tiếng lạ ngừng lại, mặc dầu việc ngừng lại có liên hệ đến sự “toàn hảo” trong I Cô-rinh-tô 13:10. Một vài người chỉ ra sự khác nhau trong cách sử dụng thì của động từ trong tiếng Hy Lạp, khi nói về “lời tiên tri”, “sự hiểu biết” động từ bị động “sẽ bị ngưng lại”, trong “ân tứ nói tiếng lạ” thì sử dụng thì động từ phản thân “dừng lại”, là bằng chứng cho thấy ân tứ tiếng lạ sẽ ngưng trước khi “sự toàn hảo” đến. Rất có khả năng đó, nhưng phân đoạn Kinh Thánh cũng không dứt khoát nói như vậy. Cũng có người chỉ ra trong Ê-sai 28:11 và Giô-ên 2:28-29 là bằng chứng cho thấy việc nói tiếng lạ là dấu hiệu của sự phán xét của Đức Chúa Trời gần đến. I Cô-rinh-tô 14:22 cho biết nói tiếng lạ là “dấu hiệu cho người không tin”. Theo lập luận thì này ân tứ nói tiếng lạ là lời cảnh báo của Đức Chúa Trời dành cho người Do Thái về sự phán xét sắp đến với họ vì đã chối bỏ Chúa Giê-xu Christ là Đấng Cứu thế. Vì vậy khi Đức Chúa Trời thực hiện việc phán xét với dân Y-sơ-ra-ên (hủy phá thành Giê-ru-sa-lem bời người La Mã vào năm 70 S.C), thì ân tứ nói tiếng lạ không còn phục vụ mục đích như đã định. Mặc dù quan điểm này có thể đúng, nhưng việc mục đích của nói tiếng lạ đã được ứng nghiệm không nhất thiết đòi hỏi nó phải chấm dứt. Kinh Thánh không quả quyết kết luận rằng ân tứ nói tiếng lạ đã chấm dứt.
Nhưng nếu ân tứ nói tiếng lạ có diễn ra trong hội thánh ngày hôm nay, thì nó phải giống với những gì Kinh Thánh đã chép. Nó phải là ngôn ngữ thực và có thể hiểu được (I Cô-rinh-tô 14:10). Nó phải dùng cho việc truyền đạt lời Chúa với người nói một ngôn ngữ khác (Công vụ 2:6-12). Nó cũng phù hợp với mệnh lệnh của Đức Chúa Trời phán qua sứ đồ Phao-lô “Nếu ai nói tiếng lạ thì hai hoặc ba người nói, cùng lúc ấy phải có người thông dịch. Nếu không có người thông dịch, người nói phải yên lặng và tự mình nói chuyện với Chúa (I Cô-rinh-tô 14:27-28). Nó cũng được phù hợ với I Cô-rinh-tô 14:33, “ Vì Đức Chúa Trời chẳng phải là Chúa của sự lọan lạc bèn là Chúa của sự hòa bình như trong tất cả các Hội Thánh.”
Việc Đức Chúa Trời ban ân tứ nói tiếng lạ là để giúp cho người ấy có thể liên lạc với ngôn ngữ của người khác là điều hoàn toàn có thể. Đức Thánh Linh cầm quyền trong việc ban phát những ân tứ thuộc linh (I Cô-rinh-tô 12:11). Thử hình dung việc nhà truyền giáo không đến trường học ngôn ngữ, nhưng ngay tức khắc có thể nói chuyện bằng ngôn ngữ bản xứ, sẽ tốt biết bao. Tuy nhiên dường như Đức Chúa Trời không làm như thế. Nói tiếng lạ dường như không diễn ra ngày nay theo cách mà nó đã xảy ra trong thời Tân Ước, bất chấp sự thật là nó hữu ích biết dường nào. Phần lớn tín hữu công bố việc thực tập nói tiếng lạ thì không giống với những điều Kinh Thánh ghi chép. Những sự thật này đưa đến kết luận ân tứ nói tiếng lạ đã chấm dứt hay ít nhất là hiếm hoi trong kế họach của Đức Chúa Trời dành cho hội thánh ngày nay.
Trở lại trang chủ tiếng Việt
Ân tứ nói tiếng lạ là gì? Có phải ân tứ nói tiếng lạ dành cho ngày nay?
ncG1vNJzZmivp6x7qLvTqqyeq6SevK%2B%2FjaipoGeGnrK1e6CnZK2tXaO8qnnTopynn12hrm%2B006aj